Xem Ngay 5 Bố Cục Thiết Kế Nhà Bếp Cơ Bản
Thiết kế phòng bếp đôi khi không chỉ là vấn đề về cập nhật các thiết bị, đồ đạc và tủ. Vậy nên, để thực sự hiểu được bản chất của một nhà bếp, việc suy nghĩ lại toàn bộ bản vẽ và luồng hoạt động của nhà bếp sẽ giúp nâng cao chất lượng công trình một cách vô cùng hiệu quả!
Các bố cục thiết kế nhà bếp cơ bản là các mẫu mà bạn có thể sử dụng cho phòng bếp của mình. Bạn không nhất thiết phải sử dụng hoàn toàn các bố cục này, nhưng đây sẽ là bước đệm tuyệt vời để phát triển các ý tưởng khác và tạo ra thiết kế độc đáo cho riêng mình.
Nội dung chính: Bố cục bếp chữ I, hoặc bếp một tườngBố cục bếp hành lang (Corridor hoặc Galley)Biên dạng bếp chữ LThiết kế bếp chữ L đôiBiên dạng bếp chữ U |
Bố cục bếp chữ I, hoặc bếp một tường
Một thiết kế nhà bếp mà tất cả các thiết bị, tủ bếp và quầy bếp được đặt dọc theo một bức tường được gọi là bố cục một tường (hay còn gọi là chữ I). Thiết kế bếp chữ I có thể phù hợp với cả không gian rất nhỏ và cực lớn.
Bếp chữ I thường không bổ biến vì nó đòi hỏi người dùng phải đi lại nhiều. Tuy nhiên, nếu nấu nướng không phải là hoạt động thường xuyên trong gia đình bạn, thì đây là giải pháp tuyệt vời để phân tách các hoạt động nhà bếp sang một bên.
Ưu điểm
-
Luồng di chuyển thuận lợi
-
Tầm nhìn không bị cản trở
-
Dễ dàng thiết kế, lập kế hoạch và xây dựng
-
Hệ thống ống nước và điện tập trung trên một tường
-
Chi phí thấp hơn so với các bố cục khác
Nhược điểm
-
Không gian quầy bị hạn chế nên không thể đặt nhiều đồ trên bếp
-
Không ứng dụng được hệ thống tam giác bếp. Do đó, bố cục này có thể kém hiệu quả hơn cách bố trí khác
-
Không có đủ không gian để tạo thành không gian ăn uống, tiếp khách
-
Người mua nhà có thể thấy thiết kế bếp một tường kém thu hút
Bố cục bếp hành lang (Corridor hoặc Galley)
Khi không gian hẹp và hạn chế (như chung cư, căn hộ và nhà nhỏ), bố cục bếp hành lang thường là kiểu thiết kế duy nhất có thể ứng dụng.
Trong thiết kế này, hai bức tường đối diện nhau có tất cả các công năng của một nhà bếp. Bếp Galley có thể mở ở cả hai bên còn lại. Điều đó cho phép nhà bếp đồng thời là lối đi giữa các không gian. Hoặc, một trong hai bức tường còn lại có thể chứa một cửa sổ hoặc cửa ra vào bên ngoài. Hay nó có thể được đóng bằng tường đơn giản.
Ưu điểm
-
Vận dụng hiệu quả phương pháp tam giác trong bố trí, làm cho không gian lý tưởng hơn
-
Có nhiều hơn không gian để trang trí bếp và lưu trữ đồ dùng
-
Giấu đi khu bếp nếu muốn, giữ cho không gian bếp đẹp và sạch sẽ
Nhược điểm
-
Lối đi hẹp nên hơi bất tiện nếu có 2 người cùng đứng bếp
-
Khó khăn trong việc bố trí thêm khu vực chỗ ngồi
-
Cản trở luồng di chuyển trong nhà
Biên dạng bếp chữ L
Thiết kế bếp chữ L đang là kiểu phổ biến nhất. Bố cục này gồm 2 bức tường nối với nhau thành hình chữ L. Cả hai bức tường này đều chứa mặt bàn, tủ lạnh, tủ bếp và các dịch vụ khác trong nhà bếp. Trong khi đó, hai bức tường còn lại được để mở.
Đối với những phòng bếp có không gian rộng và vuông vức, bố cục bếp hình chữ L mang lại hiệu quả cao, đa năng và linh hoạt.
Ưu điểm
-
Có thể ứng dụng nguyên lý tam giác bếp hoạt động
-
Các thiết kế giúp tăng thêm không gian khi so sánh với cách bố trí bếp và một tường
-
Là bố cục tuyệt vời để thêm đảo bếp vì không có yếu tố nào cản trở khu vực đặt đảo bếp
-
Dễ dàng thêm vào bàn ăn hoặc khu vực chỗ ngồi trong không gian
Nhược điểm
-
Các điểm cuối của tam giác bếp (từ bếp tới tủ lạnh) có thể cách nhau khá xa
-
Các tủ ở góc tường có thể khó tiếp cận
-
Bếp chữ L có thể được xem là thiết kế không đặc sắc đối với nhiều người mua nhà
Thiết kế bếp chữ L đôi
Bố cục thiết kế nhà bếp có tính phát triển cao. Thiết kế bếp chữ L kép có hai khu vực làm việc. Một bếp hình chữ L hoặc một bếp theo kiểu tường được bổ sung bởi một đảo bếp đầy đủ tính năng bao gồm ít nhất một bếp nấu, bồn rửa hoặc cả hai.
Hai đầu bếp có thể dễ dàng làm việc trong kiểu bếp này vì các khu vực làm việc được tách rời. Đây thường là những nhà bếp lớn có thể bao gồm hai bồn rửa hoặc các thiết bị bổ sung, chẳng hạn như tủ bảo quản rượu hoặc máy rửa chén thứ hai.
Ưu điểm
-
Không gian trên mặt bàn bếp rộng
-
Đủ không gian cho hai đầu bếp làm việc trong cùng một căn bếp
Nhược điểm
-
Yêu cầu diện tích sàn lớn
-
Có thể làm nhiều hơn những gì hầu hết chủ nhà cần
Biên dạng bếp chữ U
Sơ đồ thiết kế bếp chữ U có thể được coi là sơ đồ hình hành lang, ngoại trừ một bức tường cuối có mặt bàn hoặc các công năng nhà bếp. Bức tường còn lại được để trống để có lối tiếp cận bếp.
Sự sắp xếp này duy trì luồng làm việc hiệu quả nhờ nguyên lý tam giác hoạt động. Ngoài ra, tường kín sẽ cung cấp nhiều không gian cho tủ phụ.
Nếu bạn muốn có thêm đảo trong phòng ăn, bố cục này sẽ khó đáp ứng được. Một không gian bếp hiệu quả yêu cầu bạn phải có các lối đi rộng ít nhất 48 inches ~ 1.2192m, và điều đó khó đạt được trong thiết kế bếp chữ U này.
Với các thiết bị trên ba bức tường và bức tường thứ tư là tường mở, việc bao gồm một khu ngồi ăn trong gian bếp chữ U là điều khó thực thi.
Ưu điểm
-
Luồng hoạt động tốt
-
Ứng dụng tốt tam giác bếp
Nhược điểm
-
Khó kết hợp với đảo bếp
-
Có thể không có khu vực ngồi
-
Yêu cầu nhiều không gian
Nguồn: The Spruce
_____
Hơn 19 năm hình thành và phát triển, Trường Thắng luôn theo đuổi lý tưởng xây dựng một hệ sinh thái nội thất gỗ Sồi và Óc Chó tự nhiên với mong muốn mang đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng cao, lành tính với vật liệu không chứa formaldehyde, không chì. Nếu bạn có nhu cầu thiết kế và thi công nội thất trọn gói cho các công trình nhà giao thô hoặc cải tạo nhà ở, vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay!
Lựa chọn Trường Thắng nghĩa là bạn lựa chọn nội thất gỗ chất lượng sử dụng từ nguồn nguyên vật liệu tự nhiên, được chế tác công phu, thiết kế phù hợp với sở thích và thói quen sinh hoạt của người Việt, đáp ứng được đa dạng nhu cầu cũng như không gian ngôi nhà.
Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp thích hợp cho Tủ bếp cho nhà mình, liên hệ Trường Thắng để được tư vấn miễn phí! Hotline: 0907 000 268
Xem Ngay 5 Bố Cục Thiết Kế Nhà Bếp Cơ Bản
Thiết kế phòng bếp đôi khi không chỉ là vấn đề về cập nhật các thiết bị, đồ đạc và tủ. Vậy nên, để thực sự hiểu được bản chất của một nhà bếp, việc suy nghĩ lại toàn bộ bản vẽ và luồng hoạt động của nhà bếp sẽ giúp nâng cao chất lượng công trình một cách vô cùng hiệu quả!
Các bố cục thiết kế nhà bếp cơ bản là các mẫu mà bạn có thể sử dụng cho phòng bếp của mình. Bạn không nhất thiết phải sử dụng hoàn toàn các bố cục này, nhưng đây sẽ là bước đệm tuyệt vời để phát triển các ý tưởng khác và tạo ra thiết kế độc đáo cho riêng mình.
Nội dung chính: Bố cục bếp chữ I, hoặc bếp một tườngBố cục bếp hành lang (Corridor hoặc Galley)Biên dạng bếp chữ LThiết kế bếp chữ L đôiBiên dạng bếp chữ U |
Bố cục bếp chữ I, hoặc bếp một tường
Một thiết kế nhà bếp mà tất cả các thiết bị, tủ bếp và quầy bếp được đặt dọc theo một bức tường được gọi là bố cục một tường (hay còn gọi là chữ I). Thiết kế bếp chữ I có thể phù hợp với cả không gian rất nhỏ và cực lớn.
Bếp chữ I thường không bổ biến vì nó đòi hỏi người dùng phải đi lại nhiều. Tuy nhiên, nếu nấu nướng không phải là hoạt động thường xuyên trong gia đình bạn, thì đây là giải pháp tuyệt vời để phân tách các hoạt động nhà bếp sang một bên.
Ưu điểm
-
Luồng di chuyển thuận lợi
-
Tầm nhìn không bị cản trở
-
Dễ dàng thiết kế, lập kế hoạch và xây dựng
-
Hệ thống ống nước và điện tập trung trên một tường
-
Chi phí thấp hơn so với các bố cục khác
Nhược điểm
-
Không gian quầy bị hạn chế nên không thể đặt nhiều đồ trên bếp
-
Không ứng dụng được hệ thống tam giác bếp. Do đó, bố cục này có thể kém hiệu quả hơn cách bố trí khác
-
Không có đủ không gian để tạo thành không gian ăn uống, tiếp khách
-
Người mua nhà có thể thấy thiết kế bếp một tường kém thu hút
Bố cục bếp hành lang (Corridor hoặc Galley)
Khi không gian hẹp và hạn chế (như chung cư, căn hộ và nhà nhỏ), bố cục bếp hành lang thường là kiểu thiết kế duy nhất có thể ứng dụng.
Trong thiết kế này, hai bức tường đối diện nhau có tất cả các công năng của một nhà bếp. Bếp Galley có thể mở ở cả hai bên còn lại. Điều đó cho phép nhà bếp đồng thời là lối đi giữa các không gian. Hoặc, một trong hai bức tường còn lại có thể chứa một cửa sổ hoặc cửa ra vào bên ngoài. Hay nó có thể được đóng bằng tường đơn giản.
Ưu điểm
-
Vận dụng hiệu quả phương pháp tam giác trong bố trí, làm cho không gian lý tưởng hơn
-
Có nhiều hơn không gian để trang trí bếp và lưu trữ đồ dùng
-
Giấu đi khu bếp nếu muốn, giữ cho không gian bếp đẹp và sạch sẽ
Nhược điểm
-
Lối đi hẹp nên hơi bất tiện nếu có 2 người cùng đứng bếp
-
Khó khăn trong việc bố trí thêm khu vực chỗ ngồi
-
Cản trở luồng di chuyển trong nhà
Biên dạng bếp chữ L
Thiết kế bếp chữ L đang là kiểu phổ biến nhất. Bố cục này gồm 2 bức tường nối với nhau thành hình chữ L. Cả hai bức tường này đều chứa mặt bàn, tủ lạnh, tủ bếp và các dịch vụ khác trong nhà bếp. Trong khi đó, hai bức tường còn lại được để mở.
Đối với những phòng bếp có không gian rộng và vuông vức, bố cục bếp hình chữ L mang lại hiệu quả cao, đa năng và linh hoạt.
Ưu điểm
-
Có thể ứng dụng nguyên lý tam giác bếp hoạt động
-
Các thiết kế giúp tăng thêm không gian khi so sánh với cách bố trí bếp và một tường
-
Là bố cục tuyệt vời để thêm đảo bếp vì không có yếu tố nào cản trở khu vực đặt đảo bếp
-
Dễ dàng thêm vào bàn ăn hoặc khu vực chỗ ngồi trong không gian
Nhược điểm
-
Các điểm cuối của tam giác bếp (từ bếp tới tủ lạnh) có thể cách nhau khá xa
-
Các tủ ở góc tường có thể khó tiếp cận
-
Bếp chữ L có thể được xem là thiết kế không đặc sắc đối với nhiều người mua nhà
Thiết kế bếp chữ L đôi
Bố cục thiết kế nhà bếp có tính phát triển cao. Thiết kế bếp chữ L kép có hai khu vực làm việc. Một bếp hình chữ L hoặc một bếp theo kiểu tường được bổ sung bởi một đảo bếp đầy đủ tính năng bao gồm ít nhất một bếp nấu, bồn rửa hoặc cả hai.
Hai đầu bếp có thể dễ dàng làm việc trong kiểu bếp này vì các khu vực làm việc được tách rời. Đây thường là những nhà bếp lớn có thể bao gồm hai bồn rửa hoặc các thiết bị bổ sung, chẳng hạn như tủ bảo quản rượu hoặc máy rửa chén thứ hai.
Ưu điểm
-
Không gian trên mặt bàn bếp rộng
-
Đủ không gian cho hai đầu bếp làm việc trong cùng một căn bếp
Nhược điểm
-
Yêu cầu diện tích sàn lớn
-
Có thể làm nhiều hơn những gì hầu hết chủ nhà cần
Biên dạng bếp chữ U
Sơ đồ thiết kế bếp chữ U có thể được coi là sơ đồ hình hành lang, ngoại trừ một bức tường cuối có mặt bàn hoặc các công năng nhà bếp. Bức tường còn lại được để trống để có lối tiếp cận bếp.
Sự sắp xếp này duy trì luồng làm việc hiệu quả nhờ nguyên lý tam giác hoạt động. Ngoài ra, tường kín sẽ cung cấp nhiều không gian cho tủ phụ.
Nếu bạn muốn có thêm đảo trong phòng ăn, bố cục này sẽ khó đáp ứng được. Một không gian bếp hiệu quả yêu cầu bạn phải có các lối đi rộng ít nhất 48 inches ~ 1.2192m, và điều đó khó đạt được trong thiết kế bếp chữ U này.
Với các thiết bị trên ba bức tường và bức tường thứ tư là tường mở, việc bao gồm một khu ngồi ăn trong gian bếp chữ U là điều khó thực thi.
Ưu điểm
-
Luồng hoạt động tốt
-
Ứng dụng tốt tam giác bếp
Nhược điểm
-
Khó kết hợp với đảo bếp
-
Có thể không có khu vực ngồi
-
Yêu cầu nhiều không gian
Nguồn: The Spruce
_____
Hơn 19 năm hình thành và phát triển, Trường Thắng luôn theo đuổi lý tưởng xây dựng một hệ sinh thái nội thất gỗ Sồi và Óc Chó tự nhiên với mong muốn mang đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng cao, lành tính với vật liệu không chứa formaldehyde, không chì. Nếu bạn có nhu cầu thiết kế và thi công nội thất trọn gói cho các công trình nhà giao thô hoặc cải tạo nhà ở, vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay!
Lựa chọn Trường Thắng nghĩa là bạn lựa chọn nội thất gỗ chất lượng sử dụng từ nguồn nguyên vật liệu tự nhiên, được chế tác công phu, thiết kế phù hợp với sở thích và thói quen sinh hoạt của người Việt, đáp ứng được đa dạng nhu cầu cũng như không gian ngôi nhà.
Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp thích hợp cho Tủ bếp cho nhà mình, liên hệ Trường Thắng để được tư vấn miễn phí! Hotline: 0907 000 268