Bí quyết bảo quản gia vị trong bếp đúng cách
Gia vị là một thành phần vô cùng quan trọng để chế biến món ăn và luôn có sẵn trong mỗi gia đình. Quen thuộc là vậy, thế nhưng các bà nội trợ lại thường xuyên quên mất phải bảo quản sao cho đúng cách, khiến gia vị nhanh chóng bị hỏng và biến chất. Đó cũng là lý do vì sao mà Một Căn Bếp lại chia sẻ bài viết dưới đây!
(Ảnh: Bảo quản gia vị bằng hũ thủy tinh Kilner là phương pháp tối ưu và tiết kiệm chi phí)
Nội dung chính: |
1. Muối
Muối là loại gia vị rất dễ bị chảy nước và vón cục khi không chú ý đến. Để giữ cho muối khô, mịn, bạn cho một ít gạo hoặc giấy thấm dầu vào dưới đáy hũ nhằm hút ẩm, đảm bảo muối sẽ luôn được khô ráo. Một lưu ý thêm là nên cho muối vào hũ kín và đặt ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
(Ảnh: Muối được bảo quản trong hũ thủy tinh Kilner có kích thước nhỏ)
2. Đường
Đường được coi là gia vị tương đối khó bảo quản, vì nếu sử dụng không đúng cách có thể khiến chúng bị chảy nước, đóng cục hay bị kiến bò vào.
Vì thế bạn nên bảo quản bằng những cách sau:
- Cho một lát bánh mì khô vào hũ đường để hút ẩm, phòng tình trạng chảy nước và vón cục.
- Để phòng tránh kiến bò vào thì bạn có thể dùng thun cột vài vòng quanh thân hũ hoặc đặt trong dĩa có chứa 1 ít nước.
- Bảo quản đường nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp, sau khi sử dụng xong cần đậy chặt nắp để đường không biến chất.
3. Tiêu
Hạt tiêu có chứa hàm lượng tinh dầu nhỏ tạo mùi thơm. Nếu xay ra thì sau một thời gian, hương tinh dầu sẽ bay mất. Để bảo quản hạt tiêu đúng cách, bạn để tiêu nguyên hạt đựng vào lọ thuỷ tinh và đậy kín nắp.
Khi sử dụng, chỉ nên lấy một lượng vừa đủ dùng trong thời gian ngắn. Như vậy hạt tiêu sẽ không bị ẩm mốc mà vẫn giữ được hương vị.
(Ảnh: Tiêu phải để nguyên hạt khi bảo quản trong hũ thủy tinh Kilner)
4. Hành tỏi
Hành tỏi nếu để lâu không sử dụng sẽ mọc mầm hoặc bảo quản trong môi trường ẩm ướt sẽ khiến chúng nhanh mốc và hư hỏng. Để bảo quản hành tỏi được lâu hơn, bạn có thể cột chúng lại thành chùm hay cho vào túi lưới và đặt ở nơi thoáng mát.
Lưu ý: Không nên bảo quản hành tỏi trong tủ lạnh hay để chung với khoai tây.
5. Giấm
Giấm rất dễ bay hơi và là loại có thể hòa tan vào các chất độc vì thành phần có axit. Do đó, cách tốt nhất để bảo quản giấm được lâu và an toàn là đựng trong chai thủy tinh. Đồng thời nên đặt giấm ở những nơi thoáng mát, không có ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
(Ảnh: Bảo quản giấm trong các loại chai dáng dài của Kilner)
6. Gừng
Gừng không chỉ làm món ăn đậm đà hương vị mà còn có tác dụng giữ ấm cũng như đẩy độc tố ra khỏi cơ thể. Nhưng loại gia vị này lại dễ bị khô và thâm đen. Tuy nhiên, bạn có thể bảo quản bằng cách vùi gừng vào thau cát, khi nào cần dùng thì lấy ra sử dụng. Ngoài ra, cũng có thể gói gừng vào giấy bạc và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
7. Mật ong
Nếu bảo quản mật ong trong tủ lạnh có thể phá hủy các thành phần của chúng dẫn đến bị kết tinh và cô đặc lại. Hãy cất trữ mật ong vào lọ thủy tinh đậy kín và đặt ở một nơi tối, mát mẻ trong phòng bếp, tránh nhiệt độ quá cao cùng ánh sáng mặt trời.
(Ảnh: Mật ong nên được đựng trong hũ thủy tinh Kilner và bảo quản ở nơi thoáng mát)
8. Ớt
Với ớt khô và ớt bột bạn nên bảo quản trong lọ thuỷ tinh, đậy kín nắp, đặt ở những nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp để hạn chế mất đi hương vị đặc trưng.
Còn đối với ớt tươi, bạn có thể bảo quản bằng cách rửa sạch - để ráo - cho vào túi ziplock và để vào ngăn mát tủ lạnh.
(Ảnh: Bảo quản các loại ớt bột với hũ thủy tinh Kilner để sử dụng được lâu dài)
Với những chia sẻ ở trên, Một Căn Bếp hy vọng bạn đã bổ sung cho mình những mẹo vặt thật hay để bảo quản gia vị được tối ưu nhất!
Xem thêm về các sản phẩm hũ thủy tinh Kilner:
Bí quyết bảo quản gia vị trong bếp đúng cách
Gia vị là một thành phần vô cùng quan trọng để chế biến món ăn và luôn có sẵn trong mỗi gia đình. Quen thuộc là vậy, thế nhưng các bà nội trợ lại thường xuyên quên mất phải bảo quản sao cho đúng cách, khiến gia vị nhanh chóng bị hỏng và biến chất. Đó cũng là lý do vì sao mà Một Căn Bếp lại chia sẻ bài viết dưới đây!
(Ảnh: Bảo quản gia vị bằng hũ thủy tinh Kilner là phương pháp tối ưu và tiết kiệm chi phí)
Nội dung chính: |
1. Muối
Muối là loại gia vị rất dễ bị chảy nước và vón cục khi không chú ý đến. Để giữ cho muối khô, mịn, bạn cho một ít gạo hoặc giấy thấm dầu vào dưới đáy hũ nhằm hút ẩm, đảm bảo muối sẽ luôn được khô ráo. Một lưu ý thêm là nên cho muối vào hũ kín và đặt ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
(Ảnh: Muối được bảo quản trong hũ thủy tinh Kilner có kích thước nhỏ)
2. Đường
Đường được coi là gia vị tương đối khó bảo quản, vì nếu sử dụng không đúng cách có thể khiến chúng bị chảy nước, đóng cục hay bị kiến bò vào.
Vì thế bạn nên bảo quản bằng những cách sau:
- Cho một lát bánh mì khô vào hũ đường để hút ẩm, phòng tình trạng chảy nước và vón cục.
- Để phòng tránh kiến bò vào thì bạn có thể dùng thun cột vài vòng quanh thân hũ hoặc đặt trong dĩa có chứa 1 ít nước.
- Bảo quản đường nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp, sau khi sử dụng xong cần đậy chặt nắp để đường không biến chất.
3. Tiêu
Hạt tiêu có chứa hàm lượng tinh dầu nhỏ tạo mùi thơm. Nếu xay ra thì sau một thời gian, hương tinh dầu sẽ bay mất. Để bảo quản hạt tiêu đúng cách, bạn để tiêu nguyên hạt đựng vào lọ thuỷ tinh và đậy kín nắp.
Khi sử dụng, chỉ nên lấy một lượng vừa đủ dùng trong thời gian ngắn. Như vậy hạt tiêu sẽ không bị ẩm mốc mà vẫn giữ được hương vị.
(Ảnh: Tiêu phải để nguyên hạt khi bảo quản trong hũ thủy tinh Kilner)
4. Hành tỏi
Hành tỏi nếu để lâu không sử dụng sẽ mọc mầm hoặc bảo quản trong môi trường ẩm ướt sẽ khiến chúng nhanh mốc và hư hỏng. Để bảo quản hành tỏi được lâu hơn, bạn có thể cột chúng lại thành chùm hay cho vào túi lưới và đặt ở nơi thoáng mát.
Lưu ý: Không nên bảo quản hành tỏi trong tủ lạnh hay để chung với khoai tây.
5. Giấm
Giấm rất dễ bay hơi và là loại có thể hòa tan vào các chất độc vì thành phần có axit. Do đó, cách tốt nhất để bảo quản giấm được lâu và an toàn là đựng trong chai thủy tinh. Đồng thời nên đặt giấm ở những nơi thoáng mát, không có ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
(Ảnh: Bảo quản giấm trong các loại chai dáng dài của Kilner)
6. Gừng
Gừng không chỉ làm món ăn đậm đà hương vị mà còn có tác dụng giữ ấm cũng như đẩy độc tố ra khỏi cơ thể. Nhưng loại gia vị này lại dễ bị khô và thâm đen. Tuy nhiên, bạn có thể bảo quản bằng cách vùi gừng vào thau cát, khi nào cần dùng thì lấy ra sử dụng. Ngoài ra, cũng có thể gói gừng vào giấy bạc và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
7. Mật ong
Nếu bảo quản mật ong trong tủ lạnh có thể phá hủy các thành phần của chúng dẫn đến bị kết tinh và cô đặc lại. Hãy cất trữ mật ong vào lọ thủy tinh đậy kín và đặt ở một nơi tối, mát mẻ trong phòng bếp, tránh nhiệt độ quá cao cùng ánh sáng mặt trời.
(Ảnh: Mật ong nên được đựng trong hũ thủy tinh Kilner và bảo quản ở nơi thoáng mát)
8. Ớt
Với ớt khô và ớt bột bạn nên bảo quản trong lọ thuỷ tinh, đậy kín nắp, đặt ở những nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp để hạn chế mất đi hương vị đặc trưng.
Còn đối với ớt tươi, bạn có thể bảo quản bằng cách rửa sạch - để ráo - cho vào túi ziplock và để vào ngăn mát tủ lạnh.
(Ảnh: Bảo quản các loại ớt bột với hũ thủy tinh Kilner để sử dụng được lâu dài)
Với những chia sẻ ở trên, Một Căn Bếp hy vọng bạn đã bổ sung cho mình những mẹo vặt thật hay để bảo quản gia vị được tối ưu nhất!
Xem thêm về các sản phẩm hũ thủy tinh Kilner: