Về chúng tôi

Một Căn Bếp - Góc nhỏ mày mò chia sẻ công thức nấu ăn, review đồ bếp dành cho các bà nội trợ và các đầu bếp chuyên nghiệp.

Thông tin liên lạc

207C Nguyễn Văn Thủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh info@motcanbep.vn 0969789227
Một Căn Bếp - Trang tin bếp
Bếp Học Hỏi

Nguyên Tắc Luồng Công Việc Cho Một Nhà Bếp Hiệu Quả

Một lý thuyết mới hơn nguyên tắc tam giác hoạt động cũng được quan tâm không kém đó chính là nguyên tắc luồng công việc với 5 phân khu nhà bếp.

"Tam giác hoạt động" đã thống trị việc lập kế hoạch nhà bếp trong nhiều năm qua. Theo nguyên tắc này, để nhà bếp hoạt động thực sự có hiệu quả, cần đảm bảo ba khu vực làm việc chính gồm bếp nấu - tủ lạnh - bồn rửa phải được bố trí sao cho hợp thành một hình tam giác. Nguyên tắc này đã giúp ích được cho nhiều nhà bếp trong thời gian dài. Tuy nhiên, một lý thuyết mới hơn cũng được quan tâm không kém là nguyên tắc luồng công việc với 5 phân khu nhà bếp.

Nguyên tắc luồng công việc

Nguyên tắc luồng công việc

Xem thêm các gian bếp luồng công việc thực tế tại đây

Luồng hoạt động chia gian bếp thành 5 vùng khác nhau. Gồm: lưu trữ thực phẩm, đựng vật dụng, sơ chế (soạn), rửa, nấu. Cùng Một Căn Bếp xem xét các khu vực này để có thể áp dụng chúng vào việc lập kế hoạch bếp của riêng bạn.

Nội dung chính:

Khu 1: Sơ chế

Khu 2: Chứa thực phẩm

Khu 3: Nấu ăn

Khu 4: Lưu trữ vật dụng

Khu 5: Rửa

Khu 1: Sơ chế

 

Đây là nơi soạn và chuẩn bị nguyên liệu cho các bữa ăn. Vị trí tốt nhất cho khu này là ở gần tủ lạnh, giữa khu vực dọn dẹp và nấu nướng sao cho bạn có thể lấy nguyên liệu, rửa, sơ chế và nấu. Điều này sẽ giúp giảm bớt quãng đường di chuyển và tăng hiệu quả nấu nướng.

 

Tất cả những vật dụng phục vụ cho chế biến đều sẽ được lưu trữ tại đây. Các vật này có thể bao gồm: dao, thớt, máy xay thực phẩm, máy gọt vỏ, hộp đựng, túi Ziploc... Bạn cũng có thể cho dầu, gia vị vào khu vực này vì chúng thường được thêm vào trong khâu tẩm ướp thực phẩm. Gia vị cũng sẽ có một ngăn riêng đặt ở khu vực bếp nấu.

Khu 2: Chứa thực phẩm

 

Đây là khu vực lưu trữ tất cả các loại thực phẩm được sử dụng hàng ngày. Khu này thường là nơi đặt tủ lạnh, tủ đồ khô, máy pha cà phê và máy nướng bánh mì... Vị trí phù hợp cho phân khu này là kế bên khu chuẩn bị và dọn dẹp. Nếu có thể, hãy bố trí khu thực phẩm gần khu vực nấu nướng. Vì điều này sẽ giúp người dùng dễ dàng tiếp cận các nguyên liệu vào phút cuối hoặc các nguyên liệu cần được bảo quản lạnh trước khi nấu. Hãy đảm bảo có không gian để sắp xếp thực phẩm và sắp xếp chúng ở vị trí dễ tiếp cận trong nhà bếp.

Khu 3: Nấu ăn

 

Khu vực này được ví von là "nơi điều kỳ diệu xảy ra" vì mọi sự sáng tạo của đầu bếp tại gia đều được thể hiện ở khâu này. Thiết bị phải có ở đây tất nhiên là bếp nấu và máy hút. Bạn có thể đặt thêm lò nướng, lò vi sóng ở gần đó. Nếu gia chủ nấu ăn thường xuyên, cân nhắc để những dụng cụ nấu ăn thường dùng ở nơi dễ tiếp cận nhất. Các thanh kim loại treo tường hoặc giá đựng giúp mọi thứ luôn trong tầm tay.

Ngoài ra, nên dành một khu vực cho các thiết bị nấu nướng được sử dụng hàng ngày. Đó có thể là nồi cơm điện, nồi áp suất hoặc nồi chiên không dầu. Nên để chúng trên quầy bếp nếu có không gian. Vì việc lấy và cất những món đồ này cũng khá vất vả. Không chỉ vậy, việc tính toán số lượng ổ cắm tương ứng với số lượng thiết bị cũng là điều cần thiết.

Khu 4: Lưu trữ vật dụng

 

Khu lưu trữ vật dụng dành cho mọi thứ khác còn lại trong nhà bếp. Khu vực này không nên chiếm vị trí đắc địa trong bếp của bạn. Đây thường là nơi lưu trữ các đồ dùng như đĩa, bát, cốc và dụng cụ ăn uống. Vì vậy, nó nên được đặt gần khu dọn dẹp để bạn có thể dễ dàng cất chúng sau khi rửa và làm khô. Đây cũng là nơi lý tưởng để cất giữ những thiết bị nhỏ không dùng đến hàng ngày.

Khu 5: Rửa

Phân khu này được xác định bởi vị trí của bồn rửa và máy rửa bát. Đó cũng là nơi đặt thùng rác trong bếp. Hãy đặt máy rửa bát của bạn ở bên trái bồn rửa (nếu bạn thuận tay phải) và ngược lại. Việc này giúp bạn loại bỏ thức ăn thừa trước khi cho chúng vào máy rửa bát theo một chuyển động linh hoạt.

 

Khu rửa sẽ ở bên cạnh khu sơ chế và khu đựng thực phẩm trong nguyên tắc luồng công việc. Gia chủ có thể cần thêm một khu đựng vật dụng gần đó. Khu này để lưu trữ chén dĩa đã rửa sạch một cách gọn gàng. Hãy cất dụng cụ làm sạch trong khu vực này gồm: chất tẩy rửa, khăn ướt, chất tẩy rửa đa năng và giẻ lau. Một số người cũng thích có khu vực dọn dẹp của họ bên cạnh khu nấu ăn vì nó sẽ giúp dọn dẹp thuận tiện hơn.

_____

Hơn 15 năm hình thành và phát triển, Trường Thắng luôn theo đuổi lý tưởng xây dựng một hệ sinh thái nội thất gỗ sồi và óc chó tự nhiên với mong muốn mang đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng cao, lành tính với vật liệu không chứa formaldehyde, không chì. Nếu bạn có nhu cầu thiết kế và thi công nội thất trọn gói cho các công trình nhà giao thô hoặc cải tạo nhà ở, vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay!

Lựa chọn Trường Thắng nghĩa là bạn lựa chọn nội thất gỗ chất lượng sử dụng từ nguồn nguyên vật liệu tự nhiên, được chế tác công phu, thiết kế phù hợp với sở thích và thói quen sinh hoạt của người Việt, đáp ứng được đa dạng nhu cầu cũng như không gian ngôi nhà.

Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp thích hợp cho Tủ bếp cho nhà mình, liên hệ Trường Thắng để được tư vấn miễn phí! Hotline: 0907 000 268

Bếp Học Hỏi

Nguyên Tắc Luồng Công Việc Cho Một Nhà Bếp Hiệu Quả

Một lý thuyết mới hơn nguyên tắc tam giác hoạt động cũng được quan tâm không kém đó chính là nguyên tắc luồng công việc với 5 phân khu nhà bếp.

"Tam giác hoạt động" đã thống trị việc lập kế hoạch nhà bếp trong nhiều năm qua. Theo nguyên tắc này, để nhà bếp hoạt động thực sự có hiệu quả, cần đảm bảo ba khu vực làm việc chính gồm bếp nấu - tủ lạnh - bồn rửa phải được bố trí sao cho hợp thành một hình tam giác. Nguyên tắc này đã giúp ích được cho nhiều nhà bếp trong thời gian dài. Tuy nhiên, một lý thuyết mới hơn cũng được quan tâm không kém là nguyên tắc luồng công việc với 5 phân khu nhà bếp.

Nguyên tắc luồng công việc

Nguyên tắc luồng công việc

Xem thêm các gian bếp luồng công việc thực tế tại đây

Luồng hoạt động chia gian bếp thành 5 vùng khác nhau. Gồm: lưu trữ thực phẩm, đựng vật dụng, sơ chế (soạn), rửa, nấu. Cùng Một Căn Bếp xem xét các khu vực này để có thể áp dụng chúng vào việc lập kế hoạch bếp của riêng bạn.

Nội dung chính:

Khu 1: Sơ chế

Khu 2: Chứa thực phẩm

Khu 3: Nấu ăn

Khu 4: Lưu trữ vật dụng

Khu 5: Rửa

Khu 1: Sơ chế

 

Đây là nơi soạn và chuẩn bị nguyên liệu cho các bữa ăn. Vị trí tốt nhất cho khu này là ở gần tủ lạnh, giữa khu vực dọn dẹp và nấu nướng sao cho bạn có thể lấy nguyên liệu, rửa, sơ chế và nấu. Điều này sẽ giúp giảm bớt quãng đường di chuyển và tăng hiệu quả nấu nướng.

 

Tất cả những vật dụng phục vụ cho chế biến đều sẽ được lưu trữ tại đây. Các vật này có thể bao gồm: dao, thớt, máy xay thực phẩm, máy gọt vỏ, hộp đựng, túi Ziploc... Bạn cũng có thể cho dầu, gia vị vào khu vực này vì chúng thường được thêm vào trong khâu tẩm ướp thực phẩm. Gia vị cũng sẽ có một ngăn riêng đặt ở khu vực bếp nấu.

Khu 2: Chứa thực phẩm

 

Đây là khu vực lưu trữ tất cả các loại thực phẩm được sử dụng hàng ngày. Khu này thường là nơi đặt tủ lạnh, tủ đồ khô, máy pha cà phê và máy nướng bánh mì... Vị trí phù hợp cho phân khu này là kế bên khu chuẩn bị và dọn dẹp. Nếu có thể, hãy bố trí khu thực phẩm gần khu vực nấu nướng. Vì điều này sẽ giúp người dùng dễ dàng tiếp cận các nguyên liệu vào phút cuối hoặc các nguyên liệu cần được bảo quản lạnh trước khi nấu. Hãy đảm bảo có không gian để sắp xếp thực phẩm và sắp xếp chúng ở vị trí dễ tiếp cận trong nhà bếp.

Khu 3: Nấu ăn

 

Khu vực này được ví von là "nơi điều kỳ diệu xảy ra" vì mọi sự sáng tạo của đầu bếp tại gia đều được thể hiện ở khâu này. Thiết bị phải có ở đây tất nhiên là bếp nấu và máy hút. Bạn có thể đặt thêm lò nướng, lò vi sóng ở gần đó. Nếu gia chủ nấu ăn thường xuyên, cân nhắc để những dụng cụ nấu ăn thường dùng ở nơi dễ tiếp cận nhất. Các thanh kim loại treo tường hoặc giá đựng giúp mọi thứ luôn trong tầm tay.

Ngoài ra, nên dành một khu vực cho các thiết bị nấu nướng được sử dụng hàng ngày. Đó có thể là nồi cơm điện, nồi áp suất hoặc nồi chiên không dầu. Nên để chúng trên quầy bếp nếu có không gian. Vì việc lấy và cất những món đồ này cũng khá vất vả. Không chỉ vậy, việc tính toán số lượng ổ cắm tương ứng với số lượng thiết bị cũng là điều cần thiết.

Khu 4: Lưu trữ vật dụng

 

Khu lưu trữ vật dụng dành cho mọi thứ khác còn lại trong nhà bếp. Khu vực này không nên chiếm vị trí đắc địa trong bếp của bạn. Đây thường là nơi lưu trữ các đồ dùng như đĩa, bát, cốc và dụng cụ ăn uống. Vì vậy, nó nên được đặt gần khu dọn dẹp để bạn có thể dễ dàng cất chúng sau khi rửa và làm khô. Đây cũng là nơi lý tưởng để cất giữ những thiết bị nhỏ không dùng đến hàng ngày.

Khu 5: Rửa

Phân khu này được xác định bởi vị trí của bồn rửa và máy rửa bát. Đó cũng là nơi đặt thùng rác trong bếp. Hãy đặt máy rửa bát của bạn ở bên trái bồn rửa (nếu bạn thuận tay phải) và ngược lại. Việc này giúp bạn loại bỏ thức ăn thừa trước khi cho chúng vào máy rửa bát theo một chuyển động linh hoạt.

 

Khu rửa sẽ ở bên cạnh khu sơ chế và khu đựng thực phẩm trong nguyên tắc luồng công việc. Gia chủ có thể cần thêm một khu đựng vật dụng gần đó. Khu này để lưu trữ chén dĩa đã rửa sạch một cách gọn gàng. Hãy cất dụng cụ làm sạch trong khu vực này gồm: chất tẩy rửa, khăn ướt, chất tẩy rửa đa năng và giẻ lau. Một số người cũng thích có khu vực dọn dẹp của họ bên cạnh khu nấu ăn vì nó sẽ giúp dọn dẹp thuận tiện hơn.

_____

Hơn 15 năm hình thành và phát triển, Trường Thắng luôn theo đuổi lý tưởng xây dựng một hệ sinh thái nội thất gỗ sồi và óc chó tự nhiên với mong muốn mang đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng cao, lành tính với vật liệu không chứa formaldehyde, không chì. Nếu bạn có nhu cầu thiết kế và thi công nội thất trọn gói cho các công trình nhà giao thô hoặc cải tạo nhà ở, vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay!

Lựa chọn Trường Thắng nghĩa là bạn lựa chọn nội thất gỗ chất lượng sử dụng từ nguồn nguyên vật liệu tự nhiên, được chế tác công phu, thiết kế phù hợp với sở thích và thói quen sinh hoạt của người Việt, đáp ứng được đa dạng nhu cầu cũng như không gian ngôi nhà.

Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp thích hợp cho Tủ bếp cho nhà mình, liên hệ Trường Thắng để được tư vấn miễn phí! Hotline: 0907 000 268